Banner 1

câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1

Hỏi: Bé nhà tôi được 2 tháng tuổi, trước kia tôi có cho bé bổ sung cả DHA và Vitamin D riêng rẽ, nhưng hiện tại tôi được bác sĩ tư vấn dùng sản phẩm Dầu cá Kim Cương Lifeline Care Barn. Vậy cho hỏi, dùng duy nhất sản phẩm này là đủ hàm lượng Vitamin D cần bổ sung rồi đúng không ạ?

Trả lời:

Chào chị, Viên dầu cá Kim Cương kết hợp cả DHA, EPA và Vitamin D với liều 400 IU đã đủ bổ sung lượng cần thiết cho bé yêu nhà chị.

Chính vì thế chị không cần phải bổ sung thêm Vitamin D nữa!

Thông tin đến chị!

Câu hỏi 2

Hỏi: Viên dầu cá kim cương Lifeline Care Barn dùng như thế nào? 

Trả lời: 

Cách dùng LifelineCare Barn rất đơn giản. Mỗi lần dùng bạn chỉ cần xoắn nhẹ đầu viên nang, sau đó cho bé uống trực tiếp hoặc pha cùng với sữa. Sản phẩm có hương chanh rất dễ chịu.

Liều dùng: 1 viên/ngày

Thay vì uống nhiều loại cùng 1 lúc, mẹ hãy dùng Dầu cá kim cương cho bé nhé!

Câu hỏi 3

Hỏi: Nên bổ sung DHA cho bé vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Trả lời:

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung DHA vào thời điểm nào trong ngày không quan trọng bằng việc bổ sung như thế nào. DHA sẽ được hấp thu tốt nhất khi chúng ta uống vào lúc mới ăn hay bụng no. Vì các chất bổ sung omega – 3 được dung nạp dễ dàng hơn khi kết hợp với thực phẩm thay vì bụng đói. Khi dùng chung với bữa ăn, axit béo omega – 3 được hấp thụ tốt hơn vì chất béo kích thích các enzyme lipase hoạt động, giúp các omega – 3 bị phân hủy và được hấp thụ vào cơ thể.

Cho trẻ uống DHA cho bé vào buổi sáng

Vào buổi sáng cơ thể sẽ khỏe mạnh và sảng khoái, đây là thời điểm thích hợp để tạo thói quen lành mạnh bao gồm cả việc uống DHA. Để DHA được hấp thu tốt thì bữa ăn đầu ngày phải kèm theo một số loại thực phẩm chứa chất béo như trứng, bơ, cá, dầu oliu… để tối ưu hóa việc hấp thụ DHA.

Cho trẻ uống DHA cho bé vào buổi tối

Nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng việc uống DHA vào ban đêm giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn, kể cả ở mẹ bầu hay trẻ nhỏ. Lúc đó, cơ thể của trẻ sẽ có một nguồn năng lượng tràn trề vào hôm sau.

Câu hỏi 4

Hỏi: Khi nào cn cho trẻ uống DHA?

Trả lời:

Trước tiên, các mẹ nên biết DHA là thành phần vô cùng quan trọng giúp cấu tạo lên mô não cho trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ. DHA đã được chứng minh là rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và mắt của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy mẹ cần cho trẻ uống DHA ngay từ lúc sơ sinh.

Từ 6 tháng – 1 tuổi là thời gian phát triển nhanh của bé, DHA giúp sinh ra một lượng lớn hoóc-môn quan trọng cho não bộ phát triển. Ngoài ra nếu cho trẻ uống DHA đầy đủ trong thời gian này sẽ giúp bé kết hợp tay mắt và khả năng vận động tốt hơn.

Giai đoạn trẻ từ 1 tới 6 tuổi là giai đoạn bé thường bị thiếu hụt do trẻ không có thói quen ăn cá mỗi ngày hoặc cùng một lúc tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa DHA nên mẹ cần cho trẻ uống DHA đầy đủ.

Từ 6 tuổi trở đi là thời gian bé đi học vì vậy não bộ cần hoạt động và tiếp thu nhiều kiến thức mới lạ hơn. Nguồn DHA được bổ sung trong giai đoạn này để tăng cường trí nhớ cho trẻ, giúp trẻ thông minh và học tập hiệu quả hơn. Vì vậy mẹ nhớ cho con uống DHA đầy đủ nhé.

Câu hỏi 5

Hỏi: Có nên bổ sung DHA thường xuyên cho trẻ?

Trả lời:

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đòi hỏi cung cấp một lượng DHA thích hợp. Theo khuyến nghị của Viện Y khoa Hoa Kỳ:

+ Trẻ từ 1 đến 8 tuổi cần 70 – 100 mg DHA/ngày

+ Trẻ dưới 12 tháng tuổi, hàm lượng DHA 17 mg trên 100 kcal từ thực phẩm bổ sung là tối ưu. 

Theo khuyến nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung tối thiểu 200 mg DHA mỗi ngày để cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.

Như vậy dựa trên các khuyến cáo trên mẹ có thể thấy trẻ cần DHA mỗi ngày, chỉ là tùy vào từng giai đoạn lượng DHA cần cho não bộ sẽ khác nhau.

Câu hỏi 6

Hỏi: Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ

Trả lời:

1. Dấu hiệu sớm
Ban đầu, những dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu từ hệ thần kinh. Trẻ quấy khóc nhiều, khó ngủ và không ngủ được lâu. Trẻ có thể hay bị giật mình khi ngủ do hệ thần kinh bị kích thích.

Trẻ thiếu vitamin D thường ra mồ hôi trộm vào ban đêm dù trời không nóng. Thiếu vitamin D cũng gây nên tình trạng chậm phát triển thể lực, cơ nhão, da xanh và lách to.

2. Dấu hiệu muộn
Đây là những dấu hiệu thiếu vitamin D ở xương và những dấu hiệu này có thể xuất hiện tại những bộ phận khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh:

*Trẻ mọc răng chậm, răng mọc không cân đối.
*Trẻ chậm biết đi, biết bò.
*Trẻ bị thiếu vitamin D còn có thóp rộng, bờ thóp mềm và lâu liền thóp.
*Sự thiếu hụt vitamin D còn gây ra tình trạng biến dạng hộp sọ, đầu bẹt, xương sọ mềm, khi ấn vào bị lõm và trở lại bình thường nếu nhấc tay ra.
*Đầu xương cổ tay phình to tại thành “vòng cổ tay”.
*Xương sườn và lồng ngực biến dạng, vẹo cột sống và chân vòng kiềng cũng là những dấu hiệu của thiếu vitamin D.
*Nếu nặng, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi trong máu.
*Bệnh còi xương là bệnh tiên phát ở trẻ nhỏ, có thể nhìn thấy cẳng chân trẻ bị biến dạng và chậm phát triển về thể lực. Những biến dạng xương khi còn nhỏ sẽ gây nên những di chứng cho thời kỳ trường thành sau này như gù lưng, vẹo và hẹp xương chậu.

Câu hỏi chung

Câu hỏi 1

Hỏi: Một ngày mẹ bầu cần bổ sung những gì?

Trả lời:

Trong thời gian mang thai người mẹ nào cũng cố gắng ăn uống thật đầy đủ, bổ sung nhiều dinh dưỡng để em bé sinh ra được khỏe mạnh. Nhưng nhiều mẹ cũng than thở là làm sao me ăn toàn vào mẹ chứ chẳng thấy vào bé, mẹ thì cứ tròn vo mà bé chẳng thấy tăng cân tẹo nào. Để bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ trong thai kỳ, mẹ cần đa dạng thực phẩm và cân đối hợp lý các nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn của mình.

Thực đơn cho mẹ bầu mỗi ngày cần cân đối các nhóm thực phẩm sau: (lưu ý trong dinh dưỡng thường hay sử dụng đơn vị đo lường là “”phần”” để dễ thực hiện)
1. Tinh bột: 6 phần/ ngày, mỗi phần tương đương 1 bát cơm nhỏ
2. Chất đạm: 2 phần/ ngày, mỗi phần tương đương 100gr thịt hoặc cá
3. Rau xanh: 7 phần/ ngày, mỗi phần tương đương 1/2 bát rau củ quả chín, 1 quả táo hoặc nửa ly nước ép trái cây
4. Sữa và chế phẩm từ sữa: 3 phần mỗi ngày, mỗi phần tương đương 250ml sữa.
5. Nước: ít nhất 2l/ngày
Mẹ bầu cũng lưu ý không nên ăn một loại thực phẩm nào quá nhiều vì điều này có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối thiếu hoặc thừa chất, thậm chí còn gây ra rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng không tốt cho em bé. Ngoài các nhóm dinh dưỡng cơ bản, mẹ cũng nên bổ sung thêm các vi dưỡng chất sau đây:
1. Sắt: 30mg/ngày
2. Canxi: 100mg/ngày
3. acid folic: 6-8mg/ngày
4. Vitamin C: 6-8mg/ngày

Một mẹ bầu khỏe mạnh sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh mang lại niềm vui cho cả nhà! Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp mẹ xây dựng được cho mình một thực đơn cân bằng, dinh dưỡng trong thai kỳ!

Câu hỏi 2

Hỏi: Thời điểm tắm nắng thích hợp cho trẻ

Trả lời:

Bên cạnh những lưu ý tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách, vấn đề nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ cũng được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo đó, trước 9h sáng và sau 4h chiều được xem là thời điểm thích hợp để phơi nắng.

1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng
Khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, trẻ đã có thể được cho tắm nắng nhằm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ sữa mẹ. Từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, không khí buổi sáng còn rất trong lành, cũng như ánh nắng lúc này cũng không đủ mạnh để gây tổn thương cho làn da mỏng manh của em bé. Do đó cho trẻ sơ sinh ra ngoài phơi nắng từ 20-30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày được rất nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện. Với những trẻ lần đầu tắm nắng thì chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và tăng dần thời lượng khi đã quen.

2.Thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào vị trí địa lý và các mùa trong năm, chẳng hạn như:

Mùa hè: Nắng sẽ lên sớm hơn và gay gắt hơn, tốt nhất phụ huynh nên tranh thủ cho bé tắm nắng trước 7h sáng để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ. Khoảng 6-7h sáng là thời gian lý tưởng khi mặt trời vừa mọc lên những tia nắng đầu tiên, sau đó không nên bế bé ra ngoài nữa.
Mùa thu: Trời se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng vẫn không nên trễ hơn 9h sáng.
Mùa đông: Điều kiện thời tiết lúc này thường nhiều mây, khí hậu lạnh, mặt trời lên muộn và ánh nắng yếu. Do đó, bố mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn mới bế bé ra tắm nắng.

3. Lưu ý khi tắm nắng

Ngoài quan tâm đến thời gian nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ trong ngày, phụ huynh cũng có thể tham khảo một số hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách sau đây:

*Em bé sau sinh 1 đến 2 tuần đã có thể bắt đầu tắm nắng mỗi ngày.
*Ban đầu chỉ nên cho trẻ phơi nắng khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên. Tuy nhiên, cả trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ đều không được tắm nắng quá 20 phút một lần.
*Nơi tắm nắng cho trẻ cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi.
*Hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng trước mặt, vào mắt hoặc đầu của bé vì có nguy cơ ảnh hưởng đến não.
*Tia nắng mặt trời phải chiếu trực tiếp lên da của bé thì mới phát huy tác dụng, do đó nên cởi bỏ quần áo cho bé khi tắm và không phơi nắng qua cửa kính.
*Để nắng chiếu lên hai chân, sau đó từ từ cho bé nhận ánh nắng từ phía sau lưng.
*Khi bé bị ốm hoặc khi trời lạnh nên ngừng tắm nắng, nếu vẫn muốn tiếp tục cần phải cho bé mặc kín, chỉ để lộ phần bắp chân, đùi và cánh tay.
*Lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung sau khi tắm nắng.

Câu hỏi 3

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

Câu hỏi 4

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

Câu hỏi 5

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

Câu hỏi 6

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.